Thời kỳ Nam-Bắc Quốc Lịch_sử_Triều_Tiên

Bản đồ Bột Hải (Bắc) và Tân La (Nam).

Vương quốc Tân La sau năm 668 thường được gọi là Tân La Thống nhất, dù thuật ngữ Các quốc gia Bắc Nam, để chỉ Bột Hải (Balhae), cũng được sử dụng.

Tân La Thống nhất

Bài chi tiết: Tân La Thống nhất
Bản đồ Bột Hải (tím), Thái Phong (vàng, sau đổi thành Hậu Cao Câu Ly), Hậu Bách Tế (xanh lá), Tân La (lam)

Tân La Thống nhất kéo dài 267 năm, cho tới khi, ở dưới thời Kính Thuận Vương (Gyeongsun), nước này bị thay thế bởi Cao Ly năm 935.[21]

Sau những cuộc chiến tranh thống nhất, nhà Đường đã thiết lập những lãnh thổ tại Cao Câu Ly trước kia, và bắt đầu quản lý cũng như thành lập các cộng đồng tại Bách Tế. Tân La đã tấn công người những người Trung Quốc tại Bách Tế và Bắc Triều Tiên năm 671.[18]

Sau đó Trung Quốc xâm chiếm Tân La năm 674 nhưng dưới sự lãnh đạo của Tướng Kim Yu-shin, Tân La đánh bại quân đội Trung Quốc ở phía bắc. Tân La buộc các lực lượng Đường phải rời khỏi bán đảo năm 676 và hoàn thành thống nhất đa phần Tam Quốc.

Tân La Thống nhất là một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật Triều Tiên và Phật giáo đã đóng một vai trò lớn trong văn hóa Tân La. Các ngôi chùa Phật giáo như Bulguksa (Phật quốc tự) là những minh chứng về sự tiến bộ kiến trúc và ảnh hưởng Phật giáo Triều Tiên. Những công trình nghệ thuật và kiến trúc được nhà nước xây cất trong thời gian này gồm Đền Hwangnyongsa (Hoàng Long tự), Bunhwangsa (Phân Hoàng tự), và Seokguram (Thạch Quật Am), một Di sản Thế giới.

Tân La bắt đầu gặp phải các rắc rối chính trị năm 780 khi các vị vua bắt đầu ám sát các thủ lĩnh nổi dậy. Việc này đã làm Tân La suy yếu nhanh chóng một thời gian ngắn sau đó, các hậu duệ của Bách Tế trước kia lập ra Hậu Bách Tế. Ở phía bắc, những kẻ nổi dậy tái lập Cao Cấu Ly, bắt đầu giai đoạn Hậu Tam Quốc.[18]

Bột Hải

Bài chi tiết: Bột Hải

Bột Hải (Balhae) được Đại Tộ Vinh (Dae Joyeong), một vị tướng cũ của Cao Câu Ly, thành lập ở vùng phía bắc lãnh thổ Cao Câu Ly cũ. Bột Hải kiểm soát những vùng cực bắc Bán đảo Triều Tiên, đa phần Mãn Châu (dù họ không chiếm bán đảo Liêu Đông trong đa phần lịch sử), và đã mở rộng tới vùng Primorsky Krai của nước Nga ngày nay. Bột Hải tự coi mình là nhà nước kế tục của Cao Câu Ly. Họ cũng học nhiều chi tiết từ Đế chế nhà Đường, ví dụ như cách bố trí thủ đô.

Trong một thời gian khá hòa bình và ổn định trong vùng, văn hóa Bột Hải nảy nở, đặc biệt trong giai đoạn trị vì khá dài của vị Hoàng đế thứ ba, Đại Khâm Mậu (Dae Heummu) (khoảng 737-793). Tương tự văn hoá Tân La, văn hoá Bột Hải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo. Tuy nhiên, Bột Hải bị suy yếu nhiều ở thế kỷ thứ 10, và Triều đình nhà Liêu của người Khiết Đan đã chinh phục Bột Hải năm 926.

Không văn bản lịch sử nào từ Bột Hải còn lại tới ngày nay, và người Liêu cũng không ghi chép gì về Bột Hải. Cao Ly (xem bên dưới) đã sáp nhập một số vùng lãnh thổ Bột Hải và tiếp nhận những người tị nạn Bột Hải, gồm cả vị thái tử và gia đình hoàng gia, nhưng cũng không hề có ghi chép lịch sử nào từng được biết về Bột Hải. Ví dụ, cuốn Tam quốc sử ký, có nhiều đoạn về Bột Hải, nhưng không nói về lịch sử triều đại Bột Hải. Nhà sử học nhà Triều Tiên ở thế kỷ 18 Liễu Đắc Cung (Yu Deukgong) ủng hộ việc nghiên cứu thích đáng về Bột Hải như một phần lịch sử Triều tiên, và đặt ra thuật ngữ "Giai đoạn Bắc Nam Quốc" để chỉ thời kỳ này.

Hậu Tam Quốc

Bài chi tiết: Hậu Tam Quốc

Hậu Tam Quốc (892 - 936) gồm Tân La, Hậu Bách Tế, và Thái Phong (Taebong, cũng được gọi là Hậu Cao Câu Ly). Hai nước sau, được thành lập khi Tân La Thống nhất trải qua giai đoạn suy tàn quyền lực, và được coi là những nước hậu duệ của Tam Quốc Triều Tiên.

Thái Phong (Hậu Cao Cấu Ly) ban đầu do Cung Duệ (Gung Ye), một nhà sư phật giáo người lập ra Hậu Cao Câu Ly lãnh đạo. Nhân vật kém tên tuổi Cung Duệ sau đó đã bị Vương Kiến (Wang Geon) (877-943) hạ bệ năm 918, khi Cung Duệ giết vợ và con trai ông.[21] Wang Geon là người được nhân dân ưa thích, và ông đã quyết định thống nhất toàn bộ bán đảo dưới một chính quyền duy nhất. Ông tấn công Hậu Bách Tế năm 934 và nhận sự đầu hàng của Tân La năm sau đó. Năm 936, Cao Ly chinh phục Hậu Bách Tế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Triều_Tiên http://www.infobase.gov.cn/intro/fzlt/36.htm http://www.bartleby.com/67/160.html http://www.bookrags.com/history/worldhistory/yayoi... http://www.boston.com/news/nation/washington/artic... http://www.britannica.com/eb/article-9050797?query... http://archives.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/03... http://www.dbpia.com/view/ar_view.asp?arid=584717 http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3693/is_20... http://books.google.com/books?vid=ISBN1588113795&i... http://www.japan-guide.com/e/e2046.html